Đó là tâm sự của chị Đỗ Thị Ngọc Trâm – Giám đốc Công ty Organic Green Nut bởi 100% các sản phẩm của Green Nut đều là nông sản Việt Nam được canh tác tại các tỉnh thành. Mỗi sản phẩm đều mang đậm những giá trị truyền thống và vùng miền đặc sắc. Không chỉ kinh doanh, Green Nut đặt sứ mệnh gìn giữ và phát triển nông sản Việt, đặc biệt là nguồn nguyên liệu đỗ tương không biến đổi gen đang dần bị thu hẹp diện tích trồng do sự cạnh tranh của các loại đỗ tương biến đổi gen nhập khẩu
Không biến đổi gen
Green Nut tập trung phát triển các loại hạt đậu đỗ và một số nông sản vùng miền, 100% sản phẩm đều là giống bản địa, không biến đổi gen (Non-GMO), giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Khác với các thương hiệu đồ uống và ăn vặt từ đậu nành hiện có mặt trên thị trường, tất cả các sản phẩm của SOYAVI đều được chế biến từ hạt đỗ tương Việt Nam thuần chủng, được Công ty Organic Green Nut liên kết cấp giống để bà con canh tác tại các vùng và mùa vụ chuyên canh đỗ tương và sau đó bao tiêu nguyên liệu. Ngoài đỗ tương, các nguyên liệu dùng cho topping và đồ pha chế cũng đều được sử dụng nguồn an toàn và hữu cơ hoặc các nguyên liệu nhập khẩu.
Sạch
Sản phẩm Green Nut đảm bảo yếu tố sạch từ khâu trồng trọt đến chế biến. Các sản phẩm được giám sát quy trình sản xuất, canh tác theo hướng hữu cơ hoặc không hóa chất, minh bạch từ nguồn gốc xuất xứ và các quy trình tới tận tay khách hàng. Các sản phẩm chế biến từ đỗ tương gồm đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, váng đậu tươi được phát triển dựa trên những giá trị của sản phẩm truyền thống - không sử dụng chất bảo quản, không hương liệu, không phụ gia hóa học.
Cũng theo chị Trâm, đây là rào cản khiến hầu hết các xưởng sản xuất đậu phụ hiện nay sử dụng đỗ tương nhập ngoại, mà trên thị trường lúc nào cũng sẵn có các loại đỗ tương Mỹ, Canada, Trung Quốc với trên 90% là giống biến đổi gen (GMO). Ngoài việc lựa chọn nguyên liệu sạch, đậu phụ Quê Mình được sản xuất theo phương pháp gần với truyền thống, chỉ sử dụng muối Nhật và muối hạt sạch của Việt Nam mà không cho thêm bất kỳ một phụ gia hay chất bảo quản nào, chính vì vậy đậu không để được lâu, ăn ngon nhất trong ngày và có thể để được 4 ngày nếu đóng hộp kín, bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Phương pháp kết tủa cũng làm trực tiếp bằng tay bởi theo chị Trâm, cách kết tủa này cho ra loại đậu mềm mịn và vẫn được đánh giá là ngon nhất bởi dường như mỗi bìa đậu đều được thổi hồn từ người làm ra sản phẩm
Thay đổi quy cách đóng gói sản phẩm đậu lụa
Nhằm cải tiến chất lượng và kéo dài thời gian sử dụng, từ tháng 12/2023 Green Nut thay đổi trọng lượng và quy cách đóng gói bao bì sản phẩm Đậu lụa Quê Mình. Theo đó, thay vì dùng hộp đậy nắp, sản phẩm đậu lụa được đóng màng miệng hộp, khối lượng cũng giảm xuống từ 400g còn 300g để phù hợp hơn với các gia đình ít người.
Ngoài ra, đậu lụa được thanh trùng theo công nghệ Nhật Bản nhằm loại bỏ đa phần các vi sinh vật gây hư hỏng để kéo dài hơn thời gian sử dụng lên 7 ngày mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
Đậu lụa (còn gọi là đậu non) mềm và mịn được dùng chế biến các món ăn như nấu canh, sốt tứ xuyên, tẩm bột chiên xù,... và nhiều món ngon theo sở thích.
Đã hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm sạch được 7 năm, quãng thời gian tuy không dài nhưng cũng giúp chị Trâm trải nghiệm những cung bậc thăng trầm của thị trường thực phẩm sạch.
Tháng 8/2017, chị Trâm thử sức mình với Dự án “Đậu phụ Quê mình” qua việc thành lập Công ty Cổ phần Organic Green Nut. Chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn Hà Nội đã có hàng chục đại lý đăng ký bao tiêu đưa sản phẩm tới khách hàng. Một số trường học, công ty trên địa bàn nhập các sản phẩm đậu phục vụ cho bữa ăn của học sinh, nhân viên. Không những thế, sản phẩm đậu phụ Quê Mình còn vươn tới một số tỉnh thành khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Nghệ An…
Xuất phát điểm từ một nhà bán lẻ thực phẩm sạch, chị hiểu mong muốn mà những người làm giống chị đang cần. Không phải giá thành được đặt lên hàng đầu, nhà bán lẻ thực phẩm sạch luôn kiếm tìm sản phẩm có chất lượng cao, quy trình sản xuất đảm bảo để phục vụ khách hàng bởi mong muốn đem lại những giá trị nhân văn tốt đẹp cho cộng đồng. Chính vì vậy sau nhiều trăn trở, chị quyết định đầu tư thêm lĩnh vực sản xuất đậu phụ, một sản phẩm có giá trị kinh tế thấp nhưng lại rất cần thiết trong bữa ăn của mỗi gia đình.
“Đậu phụ Quê Mình” giống như tên gọi của nó, một sản phẩm thuần Việt được làm hoàn toàn từ nguyên liệu đỗ tương Việt Nam, không biến đổi gen (Non-GMO). Do đỗ khi mua về còn phơi rối nên phải phơi lại hoặc thuê sấy để đỗ khô đạt độ ẩm còn 12 - 14%, đóng bao bì 1 lớp túi ni lông và 1 lớp bao tải xác rắn để đỗ không bị ẩm mốc, tránh mối mọt.
Tính cả công vận chuyển, phơi khô và đóng gói, giá thành đỗ tương Việt Nam cao hơn giá đỗ tương nhập khẩu 40% vào vụ đông và có khi đắt gần gấp đôi vào những vụ khó canh tác như vụ trồng xuân hạ hoặc hè thu. Đỗ lại không nhiều, không có sẵn nên để làm đậu phụ chị phải tích trữ đủ số lượng cho ít nhất 3 tháng sản xuất, phải thuê kho chứa đủ rộng, thoáng, kiểm tra thường xuyên để trách mốc mọt”.
“Xác định lấy đỗ tương Việt Nam là nguồn duy nhất, song chúng tôi không thể cứ mãi đi thu gom của người nông dân theo cách nhỏ lẻ được. May mắn thay, một số hợp tác xã đã đồng hành cùng chúng tôi tổ chức các nhóm canh tác đỗ tương an toàn tại các vùng Hà Giang, Phúc Thọ (Hà Nội), Hưng Yên… giúp Công ty có đủ nguồn nguyên liệu chế biến quanh năm. Để mở rộng sản xuất, tôi cũng mong nhận được sự tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền địa phương về mặt bằng vì diện tích hiện nay chưa đáp ứng được”, Chị Trâm cho biết!.
Tâm Đức
(Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường)