Câu chuyện Đậu phụ Quê Mình

Nguồn: greennut.vn
Ngày 18/03/2021

Khi bắt đầu với ý tưởng làm đậu phụ, cậu bạn cùng ngành thực phẩm sạch với tôi bông đùa: “Làm đậu phụ chắc lợi nhuận cao nên giờ thấy nhiều người sản xuất đậu phụ”. Bố mẹ tôi thì bảo “Con đã suy nghĩ kỹ chưa, đậu phụ thì lãi lờ có đáng là bao đâu mà lao vào sản xuất”… Tôi hoang mang, đắn đo giữa những lời bình phẩm và khuyên nhủ của mọi người.

Nhưng đã nghĩ là làm, đã làm thì phải quyết tâm, cái tôi bướng bỉnh và liều lĩnh của tôi là vậy. Suốt 4 tháng trời ròng rã đi tìm hiểu về quy trình sản xuất đậu phụ, tôi lân la hàng chục xưởng sản xuất của các làng có nghề làm đậu phụ nổi tiếng của Hà Nội như làng Mơ, làng Kẻ, Phúc Thọ, Thanh Xuân - Sóc Sơn và cả cơ sở của những người làm nghề đậu phụ nổi tiếng Trà Lâm – Bắc Ninh. Các ông chủ nhìn tôi với ánh mắt dò xét, khi hiểu ra rồi họ nhiệt tình hướng dẫn cách làm đậu phụ, công thức để có miếng đậu mềm mịn và ngậy thơm.

Gian nan đậu phụ không biến đổi gen

Khi được hỏi nguồn đỗ tương làm đậu phụ mua ở đâu, 100% cơ sở làm đậu phụ nhỏ lẻ đều khẳng định họ dùng đỗ tương mua ở các cửa hàng bán đỗ nhập khẩu Canada, Mỹ và Trung Quốc. Đỗ này sẵn bán trên thị trường, không cần phải tích trữ, nên không lo bị mốc mọt, làm đậu phụ lại ngậy hơn làm từ đỗ tương Việt Nam, đặc biệt giá thành chỉ gần bằng 60% giá đỗ tương Việt Nam. Hỏi về không biến đổi gen, họ không biết hoặc không quan tâm, miễn sao làm ra sản phẩm “ngon miệng” là được.

Để có nguyên liệu đỗ tương Việt Nam, tôi đặt hàng thu mua đỗ tương an toàn sản xuất vụ hè của người dân xã Văn Giang – Hưng Yên. Tại đây, đỗ tương được nhiều hộ trồng nhưng diện tích mỗi nhà một vài sào nên cứ thu hoạch xong là hết vì người dân thường dùng để làm phân bón cho cây ăn quả hoặc xuất bán cho chăn nuôi và cho các đại lý ngay sau khi phơi khô rối.

Vận chuyển được 3 tấn đỗ tương về Hà Nội, tôi phải chờ nắng ráo để phơi khô. Giữa mùa mưa tháng 7 như trút nước, lòng tôi nóng như lửa đốt vì nơm nớp nỗi lo mưa nhiều, độ ẩm cao sẽ khiến đỗ chưa đủ độ khô mà mốc, dùng máy sấy thì không đủ mẻ vì đợt làm đậu phụ thử nghiệm này tôi chỉ mua 3 tấn đỗ tương. May trời thương tình, sau 1 tuần mưa ròng rã đã có nắng ráo, tôi huy động cả gia đình cùng nhân viên rải bạt phơi đỗ, vừa phơi vừa canh để đỗ không bị giòn, đạt độ ẩm 12%. Khi đóng vào bì, tỉ lệ hao hụt mất 10%, vậy là tôi có 2,9 tấn đỗ tương để làm đậu phụ trong 3 tháng.Xưởng đậu phụ của tôi nằm tại phường Liên Mạc, Bắc Từ Liêm, ngay gần nhà nên thuận tiện cho việc quản lý và giám sát chất lượng. Để chính thức cho ra sản phẩm tôi đã phải làm thử tới chục lần, mời bạn bè và khách hàng ăn thử. Những nhận xét tích cực ban đầu là nguồn động lực để tôi đẩy nhanh công tác chuẩn bị và hoàn thiện sản phẩm. Tôi hồi hộp chờ đợi ngày ra mắt chính thức những “đứa con” của mình.

                
                                                   Phơi đỗ tương để sản xuất những mẻ đậu phụ đầu tiên

Đậu phụ Quê Mình – đậu phụ sạch

                

                                                Sự khác biệt bên ngoài giữa đỗ tương Việt Nam và đỗ tương Canada, Mỹ

Đỗ tương biến đổi gen đã là một trong những tác nhân gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe con người như rối loạn chức năng miễn dịch, tốc độ lão hóa nhanh, DNA đột biến, insulin bất thường, vô sinh và nhiều biến đổi trong gan thận, lá lách cũng như hệ tiêu hóa. Trên thế giới, Zambia, Benin và Serbi là 3 nước có lệnh cấm nhập khẩu chính thức đối với thực phẩm biến đổi gen. Nhật Bản và nhiều nước Châu Âu như Bỉ, Italy, Hà Lan, Ba Lan, Áo… đã “tấy chay” thực phẩm biến đổi gen. Tại Việt Nam, chưa có một thông báo chính thức nào về việc cấm hay dán nhãn sản phẩm có chứa thành phần GMO (biến đổi gen) do đó người tiêu dùng không thể biết chính xác họ đang sử dụng loại thực phẩm gì? Chúng ta đã ăn thực phẩm biến đổi gen trong nhiều năm qua, hậu quả là các bệnh viện đang tiếp nhận ngày càng nhiều bệnh nhân ung thư mà nguyên nhân chủ yếu là từ ăn uống.Tôi mong muốn giữ hồn quê, nét quê trong từng bìa đậu phụ. 100% sản phẩm của tôi được làm từ đỗ tươngquê, không biến đổi gen, các loại hạt giống đỗ tương DT84, AK03, U9 … được gieo trồng trên những mảnh đất đai của cánh đồng hoa màu phì nhiêu hoặc trồng xen canh vào vụ đông trên những cánh đồng lúa bát ngát. Cái tên “Đậu phụ Quê mình” cũng khởi nguồn từ đây. Làm đậu phụ Non-GMO, tôi phải tích trữ hàng chục tấn đỗ tương, phải đối đầu với nguy cơ hạt bị mốc bất cứ lúc nào trong cái thời tiết thất thường của miền Bắc, phải mất một quãng thời gian để giải thích cho khách hàng hiểu tại sao đậu phụ của tôi lại đắt hơn, thậm chí với rất nhiều người, cần phải giới thiệu thế nào là GMO, Non-GMO, là thực phẩm an toàn, nông nghiệp bền vững v.v nhưng tôi tin cái gì khó thì thành công sẽ đến bằng sự nỗ lực của bản thân và bằng cái tâm thổi hồn vào sản phẩm.

Sản phẩm Đậu phụ Quê Mình đang có mặt trên thị trường


Có thể bạn sẽ thích

Reviews

Đánh giá bài viết “Câu chuyện Đậu phụ Quê Mình”